image banner
ÁP DỤNG DẠY HỌC THEO HƯỚNG TRẢI NGHIỆM ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THUỶ 2
Hiện nay Dạy học theo hướng trải nghiệm là một trong những phương pháp dạy học hiệu quả theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới. Đăc biệt lứa tuổi tiểu học chủ yếu tiếp xúc kiến thức thông qua tư duy trực quan sinh động. Vì vậy, việc cho các em tiếp xúc và trải nghiệm qua các hoạt động thực tế là hết sức quan trọng.

Trong dạy học trải nghiệm giáo viên có vai trò hướng dẫn, hỗ trợ giám sát cho các em trong quá trình các em tự trải nghiệm hoặc ở vai trò tổ chức hoạt động giúp học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt động thực hành. Kết quả chính là năng lực thực tiễn, phẩm chất và năng lực sáng tạo đa dạng, khác nhau của học sinh.

Các bước dạy:

Bước 1: Xây dựng kế hoạch tổ chức bài dạy ngoài thiên nhiên, ngoài không gian lớp học

Bước 2: Tiến hành dạy học ngoài thiên nhiên

- Giáo viên nêu vấn đề cho học sinh trước

    - Giáo viên đặt câu hỏi gợi ý để học sinh có hướng suy nghĩ nhằm đưa ra được nhận xét về sự vật, hiện tượng,…. 

    - Học sinh thảo luận nhóm (dựa trên quan sát vật thật) để giải quyết vấn đề giáo viên nêu

    - Giáo viên hướng dẫn học sinh báo cáo kết quả quan sát, thu thập rồi rút ra kết luận

    - Giáo viên nhận xét, bổ sung và chốt kết luận đúng

Bước 3: Tổng kết: Giáo viên, học sinh cùng đánh giá về hiệu quả của bài học, liên hệ bản thân

Dạy học ngoài không gian lớp học là kiểu lớp học thoát ra khỏi không gian trường, lớp đưa học sinh đến không gian phù hợp với mục tiêu chương trình, kiến thức để rồi ở không gian đó giáo viên tiến hành tổ chức hoạt động học tập. Dạy học ngoài không gian lớp học sẽ tạo hứng thú kích thích sự sáng tạo của học  sinh, giúp học sinh tiếp nhận kiến thức một cách tự nhiên, kiến thức “thấm” vào học sinh từ chính sự chủ động, tích cực của các em nên nó sẽ “ở lại” với học sinh lâu bền nhất. Chính vì dạy học ngoài không gian lớp học rất hiệu quả nên mỗi tháng chúng tôi sẽ đưa học sinh ra học một lần để học sinh được trải nghiệm.

Đối với phân môn Tiếng Việt để các em phát triển được vốn từ thì nên tạo cho học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm thực tế. Để tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế hiệu quả giáo viên cần có định hướng giúp các em biết cách quan sát và quan sát một cách có khoa học.

Về môn Toán khi học sinh học bài tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật tôi đã đưa học sinh ra vườn trường, xung quanh trường để các em quan sát và nhận diện hình và cùng nhau tiến hành đo chiều dài, chiều rộng của hình chữ nhật hay độ dài 1 cạnh của hình vuông. Rồi từ đó, các em thực hiện tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông. 

Học sinh đang đo và ghi kích thước của bậc thềm nhà đa năng, bàn ăn trong khu ăn bán trú và tấm bê tông hình vuông

Hay trong phân môn Tự nhiên và xã hội khi học sinh học và quan sát cấu tạo của lá cây chúng tôi cũng đã cho học sinh ra vườn thực nghiệm của trường để các em được quan sát các loài cây và nói lên nhận xét của chính bản thân của các em về cấu tạo của lá.

 

Học sinh quan sát quả và lá của các loại cây

trồng ở trong  vườn thực nghiệm của trường

 

Như vậy, trong  quá trình áp dụng việc Dạy học trải nghiệm chính bản thân chúng tôi nhận thấy sự thay đổi rất lớn từ học sinh. Học sinh mạnh dạn, tự tin hơn trong khi giao tiếp với thầy cô, bạn bè; tự tin khi nêu ý kiến của trước lớp mà không hề rụt rè. Hơn thế nữa, học sinh áp dụng các kiến  thức đã học vào làm bài tập rất tốt và giải quyết khá tốt các dạng toán áp dụng vào thực tế cuộc sống. Chính vì thế, việc áp dụng Dạy học trải nghiệm ngoài không gian lớp học là vô cùng cần thiết.

Hoài Bảo









Thư viện Ảnh
select
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0

TRƯỜNG TIỂU HỌC PHÚ THỦY 2

Địa chỉ : 46, Đường Nguyễn Tương, Phường Phú Thủy, Thành Phố Phan Thiết, Bình Thuận

Email: c1phuthuy2.binhthuan@moet.edu.vn

Chịu trách nhiệm nội dung : Hiệu trưởng - Nguyễn Lê Mộng Điền